Máy sấy khí nén | nguyên lý và cấu tạo của máy sấy
Máy sấy khí nén là thiết bị được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong sản xuất và đời sống hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người dù đã từng sử dụng nhưng vẫn chưa biết rõ nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của nó. Ngay sau đây, hãy cùng đi tìm hiểu sâu hơn về dòng máy đặc biệt này nhé!
Thế nào là máy sấy khí nén?
Trong hệ thống máy nén khí, thiết bị này đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Khí đầu ra thường sẽ lẫn một lượng hơi nước nhất định và nhiệm vụ của máy sấy khí nén chính là giúp loại bỏ hơi nước, tạp chất, làm mát,... để khí nén được sạch và khô hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy sấy khí với chất lượng cũng như giá thành khác nhau. Bạn cần nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định mua hàng để lựa chọn được cho mình 1 model ưng ý nhất.
Tìm hiểu về cấu tạo máy sấy khínén
Do tính chất công việc nên thiết bị này có cấu tạo tương đối phức tạp, bao gồm những bộ phận chính như sau:
- Lốc máy nén: Đây là bộ phận quan trọng nhất,có nhiệm vụ chính là nén gas lạnh tuần hoàn bên trong hệ thống.
- Giàn nóng: Bộ phận này sẽ giúp giải nhiệt của gas ra môi trường bên ngoài và hạ thấp nhiệt độ của khí nén đầu vào.
- Giàn lạnh: Làm nhiệm vụ trao đổi nhiệt với khí nén, giữ nước để xả ra ngoài thông qua van xả nước tự động.
- Van bypass: Có chức năng chính là điều tiết lượng gas được hồi về lốc nén, giúp cho lốc nén không bị quá nóng khi đang hoạt động.
- Van tiết lưu (dây xoắn): Việc thay đổi thể tích đột ngột sẽ khiến cho gas lỏng bị bay hơi và trở thành tác nhân lạnh trong bình trao đổi nhiệt. Chính vì thế cần tới sự trợ giúp của van tiết lưu để hạn chế tình trạng này xảy ra.
- Quạt làm mát: Giúp giải nhiệt bên trong giàn nóng .
- Bộ phận lọc gas: Giúp lọc gas trong khí nén khỏi những bụi bặm, cặn bẩn.
- Bộ phận cảm biến nhiệt độ, công tắc điều chỉnh áp suất: Làm nhiệm vụ báo tín hiệu về bảng điều khiển, từ đó hiển thị các thông tin cần thiết lên màn hình cho người sử dụng nắm được tình trạng vận hành.

Nguyên lý máy sấy khí nén được hiểu như thế nào?
Dựa theo nguyên lý hoạt động của máy sấy,thiết bị này được phân thành hai loại chính là: Máy sấy khí làm lạnh và máy sấy khí hấp thụ.
Nguyên lý sấy khô của máy sấy khí nén làm lạnh
Luồng khí đi vào sẽ được nén với áp lực, nhiệt độ, độ ẩm cao. Sau đó, khí sẽ đi từ máy nén khí sang máy sấy khí thông qua đường khí nén. Khi khí nén đi tới giàn trao đổi nhiệt thì sẽ được làm mát sơ bộ bằng dòng khí nén đã được sấy khô.
Sau khi khí được làm lạnh, khí nén lại đi qua giàn trao đổi nhiệt khí nén với khí ga, làm cho chuyển động bị đảo chiều trong ống dẫn môi chất gas lạnh (nhiệt độ hóa sương từ 3 đến 8 độ C) và làm lượng hơi nước ở trong khí nén bị ngưng tụ.
Các loại tạp chất như là bụi bẩn, dầu, nước,...sẽ được tách ra và xả ra ngoài thông qua van xả nước ngưng tự động. Phần khí nén đã được làm sạch có nhiệt độ thấp sẽ đi qua dàn nóng để sấy khô triệt để và nhiệt độ không khí sau đó được nâng lên khoảng 10 đến 15 độ C trước khi đưa vào sử dụng.
Nguyên lý hoạt động của máy sấy khí dạng hấp thụ
Máy sấy khí hấp thụ sẽ sử dụng các chất hấp thụ (các hạt silica gel hoặc các hạt có khả năng hấp thụ cao) để có thể hấp thụ được hơi nước và một số khí tạp khác. Loại máy này có tới 2 bình chứa riêng biệt là bình chứa chất sấy khô và bình tái tạo khả năng hấp thụ hơi nước.
Trong quá trình vận hành, khí nén ngay khi đi ra khỏi máy sẽ được đưa vào bình thứ chứa chất sấy khô để các chất hấp thụ làm nhiệm vụ hấp thu nước. Lúc này, lượng hơi nước ẩm có trong khí nén sẽ được kết hợp với các chất hấp thụ để tạo thành giọt nước lắng xuống phía dưới đáy bình rồi được dẫn ra ngoài nhờ van xả đáy. Còn phần khí nén đã được sấy khô và làm sạch sẽ đi theo cửa ra của bình chứa và cung cấp cho các thiết bị máy móc cần sử dụng.

Sau một thời gian dài làm việc, các chất sấy khô sẽ bị bão hòa và không còn khả năng hấp thu hơi nước nữa. Lúc này, bình tái tạo khả năng hấp thụ hơi nước sẽ bắt đầu hoạt động để loại bỏ hết lượng nước đã hấp thu có bên trong chất làm khô.
Quá trình tái sinh được diễn ra song song với quá trình sấy khô khí nén. Có thể hiểu là hai bình sẽ làm việc song song với nhau trong cùng 1 thời điểm. Nếu bình 1 đang thực hiện việc sấy khí nén thì bình sẽ 2 tham gia vào quá trình tái sinh và ngược lại. Có hai cách để thực hiện việc tái sinh chất hút ẩm đó là dùng là không khí nóng hoặc dùng khí nén khô.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên lý máy sấy khí nén cũng như cấu tạo của nó để quá trình sử dụng được trơn tru và an toàn hơn.